Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
110553

Nghề thủ công đan cót xã Hà Hải

Ngày 11/02/2025 09:00:34

 

Nghề đan cót nan truyền thống ở thôn Yên Thôn, xã Hà Hải, huyện Hà Trung.

 

Nghề đan lát ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung đã có từ lâu đời. Sản phẩm chủ yếu là cót, rổ, rá, dần, sàng, nia, mẹt,... nhưng cót mới là mặt hàng được sản xuất nhiều, tập trung chủ yếu ở thôn Yên Thôn.

Sản phẩm cót trước đây được người dân sử dụng để lót kho, các dụng cụ đựng lúa thóc, làm vách ngăn tường che mưa, che nắng trong nhà cũng như chuồng trại chăn nuôi… Trong giai đoạn hiện nay cót được dùng để phục vụ các công trình xây dựng, ép làm ra các loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang nước ngoài.

Mặc dù trải qua không ít thăng trầm nhưng đến nay nghề đan cót truyền thống ở đây vẫn tồn tại. Để phát triển thị trường tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm UBND xã đã tổ chức vận động thành lập Hợp tác xã Việt Tiến vào năm 2013 với 11 thành viên đóng góp cổ phần do bà Nguyễn Thị Lý làm Giám đốc; Sản phẩm chủ yếu là Cót nan;

Tổng số hộ sản xuất hiện nay trong thôn dao động từ 90 - 120 hộ (khoảng 130 - 140 lao động) duy trì nghề đan cót. Lao động làm nghề phần lớn là chị em phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn. Bình quân, một người làm được từ 5-7 tấm cót mỗi ngày, với thu nhập khoảng từ 70-100 nghìn đồng/ngày.

 

 

( Phụ nữ thôn Yên Thôn là lực lượng lao động chính đan cót nan ở xã Hà Hải)

* Quy trình sản xuất

- Chọn nguyên liệu: Trước tiên phải chọn nguyên vật liệu Vầu, Nứa tốt nhất là chọn Vầu, Nứa nàng hai.

- Sơ chế nguyên liệu: Sau khi lấy Vầu, Nứa về cắt khúc sau đó đưa đi sấy sinh ( Không quá 0,01%), thời gian sấy sinh từ 5-7 ngày rồi lấy ống ra pha thanh, từ thanh chẻ ra nan. Độ dày, mỏng của nan phải đảm bảo và phải soi nan thật khô.

Từ việc tạo nguyên liệu bằng thủ công, Hợp tác xã liên kết xưởng sản xuất nan trên địa bàn huyện Quan Hóa bằng hệ thống chẻ tự động với 12 máy chẻ nan, tạo nguồn vật liệu ổn định cho các hộ sản xuất.

 

                                                                          

( Nguyên vật liệu để đan cót)

Kỹ thuật đan cót:

          Cót được đan theo kiểu đan nong đôi truyền thống chỉ khác sau khi cài nan đan bẻ đầu bắt 1 nan, sau đó đan nong đôi, một hàng đan thường và một hàng bỏ lỗi 4 nan và cứ thế đan cho tới nan góc cuối cùng gấp mép. Hiện nay đang cót xuất khẩu quy trình đan cũng tương tự tuy nhiên chỉ khác không bỏ lỗi 4 như đan xây dựng mà bỏ lỗi 3 nan ngay khi bắt nan.

Kích thước lá cót phụ thuộc vào từng lô hàng, chủ yếu hiện nay đan cót chiều rộng 1m, chiều dài 1,4m và chiều rộng 1m, chiều dài 3m.

(hình ảnh: Cót thành phẩm chuẩn bị đi tiêu thụ)

 

Hiện tại cót nan được nhập ra thị trường với giá 16.000 đồng/m2.

Người đưa tin: Mai Thị Hằng - CC ĐCNN

 

Nghề thủ công đan cót xã Hà Hải

Đăng lúc: 11/02/2025 09:00:34 (GMT+7)

 

Nghề đan cót nan truyền thống ở thôn Yên Thôn, xã Hà Hải, huyện Hà Trung.

 

Nghề đan lát ở xã Hà Hải, huyện Hà Trung đã có từ lâu đời. Sản phẩm chủ yếu là cót, rổ, rá, dần, sàng, nia, mẹt,... nhưng cót mới là mặt hàng được sản xuất nhiều, tập trung chủ yếu ở thôn Yên Thôn.

Sản phẩm cót trước đây được người dân sử dụng để lót kho, các dụng cụ đựng lúa thóc, làm vách ngăn tường che mưa, che nắng trong nhà cũng như chuồng trại chăn nuôi… Trong giai đoạn hiện nay cót được dùng để phục vụ các công trình xây dựng, ép làm ra các loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang nước ngoài.

Mặc dù trải qua không ít thăng trầm nhưng đến nay nghề đan cót truyền thống ở đây vẫn tồn tại. Để phát triển thị trường tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm UBND xã đã tổ chức vận động thành lập Hợp tác xã Việt Tiến vào năm 2013 với 11 thành viên đóng góp cổ phần do bà Nguyễn Thị Lý làm Giám đốc; Sản phẩm chủ yếu là Cót nan;

Tổng số hộ sản xuất hiện nay trong thôn dao động từ 90 - 120 hộ (khoảng 130 - 140 lao động) duy trì nghề đan cót. Lao động làm nghề phần lớn là chị em phụ nữ tranh thủ lúc nông nhàn. Bình quân, một người làm được từ 5-7 tấm cót mỗi ngày, với thu nhập khoảng từ 70-100 nghìn đồng/ngày.

 

 

( Phụ nữ thôn Yên Thôn là lực lượng lao động chính đan cót nan ở xã Hà Hải)

* Quy trình sản xuất

- Chọn nguyên liệu: Trước tiên phải chọn nguyên vật liệu Vầu, Nứa tốt nhất là chọn Vầu, Nứa nàng hai.

- Sơ chế nguyên liệu: Sau khi lấy Vầu, Nứa về cắt khúc sau đó đưa đi sấy sinh ( Không quá 0,01%), thời gian sấy sinh từ 5-7 ngày rồi lấy ống ra pha thanh, từ thanh chẻ ra nan. Độ dày, mỏng của nan phải đảm bảo và phải soi nan thật khô.

Từ việc tạo nguyên liệu bằng thủ công, Hợp tác xã liên kết xưởng sản xuất nan trên địa bàn huyện Quan Hóa bằng hệ thống chẻ tự động với 12 máy chẻ nan, tạo nguồn vật liệu ổn định cho các hộ sản xuất.

 

                                                                          

( Nguyên vật liệu để đan cót)

Kỹ thuật đan cót:

          Cót được đan theo kiểu đan nong đôi truyền thống chỉ khác sau khi cài nan đan bẻ đầu bắt 1 nan, sau đó đan nong đôi, một hàng đan thường và một hàng bỏ lỗi 4 nan và cứ thế đan cho tới nan góc cuối cùng gấp mép. Hiện nay đang cót xuất khẩu quy trình đan cũng tương tự tuy nhiên chỉ khác không bỏ lỗi 4 như đan xây dựng mà bỏ lỗi 3 nan ngay khi bắt nan.

Kích thước lá cót phụ thuộc vào từng lô hàng, chủ yếu hiện nay đan cót chiều rộng 1m, chiều dài 1,4m và chiều rộng 1m, chiều dài 3m.

(hình ảnh: Cót thành phẩm chuẩn bị đi tiêu thụ)

 

Hiện tại cót nan được nhập ra thị trường với giá 16.000 đồng/m2.

Người đưa tin: Mai Thị Hằng - CC ĐCNN

 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)