Chuyển đổi số trong sản xuất Nông nghiệp
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.
Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành nông nghiệp
Giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu
Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời
Giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng
Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái để mang sản phẩm đến người tiêu dùng thì ngày nay, chuyển đổi số giúp người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau. Điều này đã được chứng minh thực tế trong thời gian dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử.
Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp
IoT và cảm biến trên cánh đồng
IoT đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng hiệu quả để phục vụ các hoạt động theo dõi thông tin, hình ảnh về cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, tuy rằng IoT chưa được áp dụng nhiều nhưng đây sẽ là xu hướng mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.
Các cảm biến được cài đặt có tính toán, xung quanh các cánh đồng cùng với công nghệ nhận dạng hình ảnh cho phép nông dân xem cây trồng của họ từ mọi nơi trên thế giới. Hệ thống cũng kết nối với các thiết bị được lắp đặt tại cánh động để tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của con người. Các cảm biến này gửi cho nông dân thông tin cập nhật theo thời gian thực, do đó có thể thực hiện các thay đổi phù hợp với cây trồng của họ.
Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Máy bay không người lái được sử dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp. Loại thiết bị công nghệ này thường được sử dụng vào mục đích giáo sát cây trồng, đồng thời cũng có khả năng sản xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa cây trồng.
Mặt khác, MBKNL cũng thường dùng trong việc phun thuốc từ trên cao, với hiệu suất làm việc cao gấp nhiều lần các thiết bị khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam được dự báo đến năm 2030, ngành nông nghiệp tất yếu sẽ sử dụng các thiết bị tương tự để gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngày hội chuyển đổi số triển khai mô hình "3 không" xã Hà Hải
04/11/2024 10:18:35 -
Kế hoạch hưởng ứng ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10
17/09/2024 08:16:34 -
Quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP Việt
13/08/2024 10:01:48 -
Tắt sóng 2G và những điều người dân cần biết
10/08/2024 00:00:00
Chuyển đổi số trong sản xuất Nông nghiệp
Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Điểm khác biệt cơ bản giữa nông nghiệp số và nông nghiệp truyền thống chính là ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số (dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật…) vào toàn bộ hoạt động của ngành, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh.
Lợi ích của chuyển đổi số đối với ngành nông nghiệp
Giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu
Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.
Ứng dụng công nghệ Data Analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý, toàn bộ vùng khí hậu sẽ được cảnh báo rủi ro cho người dân sớm (72 giờ trước khi cơn bão đi qua), từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời
Giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng
Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái để mang sản phẩm đến người tiêu dùng thì ngày nay, chuyển đổi số giúp người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau. Điều này đã được chứng minh thực tế trong thời gian dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử.
Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp
IoT và cảm biến trên cánh đồng
IoT đang được nhiều nước trên thế giới ứng dụng hiệu quả để phục vụ các hoạt động theo dõi thông tin, hình ảnh về cây trồng, vật nuôi. Tại Việt Nam, tuy rằng IoT chưa được áp dụng nhiều nhưng đây sẽ là xu hướng mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.
Các cảm biến được cài đặt có tính toán, xung quanh các cánh đồng cùng với công nghệ nhận dạng hình ảnh cho phép nông dân xem cây trồng của họ từ mọi nơi trên thế giới. Hệ thống cũng kết nối với các thiết bị được lắp đặt tại cánh động để tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng theo sự điều khiển của con người. Các cảm biến này gửi cho nông dân thông tin cập nhật theo thời gian thực, do đó có thể thực hiện các thay đổi phù hợp với cây trồng của họ.
Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng
Máy bay không người lái được sử dụng nhiều trong canh tác nông nghiệp. Loại thiết bị công nghệ này thường được sử dụng vào mục đích giáo sát cây trồng, đồng thời cũng có khả năng sản xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất, phân tích và mô hình hóa cây trồng.
Mặt khác, MBKNL cũng thường dùng trong việc phun thuốc từ trên cao, với hiệu suất làm việc cao gấp nhiều lần các thiết bị khác.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam được dự báo đến năm 2030, ngành nông nghiệp tất yếu sẽ sử dụng các thiết bị tương tự để gia tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp.
Tin khác
Tin nóng
Tin tức sự kiện
KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN VIỆT NAM ( 18/11/1930 - 18/11/2024)
Thực hiện kế hoạch số 06 /KH- MTTQ ngày 14/10/2024 của Ban thường trực UBMTTQVN huyện Hà Trung về việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân, kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024)
Tin tức sự kiện
-
KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN VIỆT NAM ( 18/11/1930 - 18/11/2024)
18/11/2024 -
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2024- 2029
21/10/2024 -
THỰC HIỆN CHỈ THỊ 22 CỦA TỈNH ỦY VỀ LÀM NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO, HỘ CHÍNH SÁCH, HỘ CÒN KHÓ KHĂN VỀ NHÀ Ở TRONG HAI NĂM 2024- 2025
02/10/2024 -
Đoàn xã Hà Hải tặng quà trung thu cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn năm 2024
17/09/2024 -
QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO BỊ THIỆT HẠI DO CƠN BÃO SỐ 3 GÂY RA
12/09/2024