Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
110553

kế hoạch chuyển đổi số năm 2023

Ngày 23/03/2023 10:51:20

Ngày 21/11/2022 UBND xã Hà Hải ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HÀ HẢI

 
 

 


Số:        /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 


Hà Hải, ngày 21 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

 Chuyển đổi số xã Hà Hải năm 2023. 

––––––––––––––

 

Kính gửi:

- UBND huyện Hà Trung;

- Phòng VHTT huyện.

 

          Thực hiện Công văn 3214/UBND-VHTT ngày 15/11/2022 của UBND huyện Hà Trung về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023. UBND xã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 với những nội dung sau:

Phần I 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022 

1. Nhận thức số 

1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số 

* Kết quả đạt được

Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh; UBND xã, Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã đã tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự đồng thuận cao của các cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ và tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chuyển đổi số.

Tuyên truyền chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền thanh, Trang thông tin điện tử của xã, băng zôn, khẩu hiệu… Cụ thể: Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh được  05 tin bài, đăng trên trang thông tin điện tử là 02 bài, đăng tải quyết định thành lập ban chỉ đạo, kế hoạch chuyển đổi trên trang thông tin điện tử xã. Tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị ở xã, thôn các tổ chức đoàn thể, trên trang Zalo xã và Facebook.

* Hạn chế tồn tại

- Chưa tổ chức được các buổi tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp đến từng thôn và người dân về công tác chuyển đổi số.

- Nội dung tuyên truyền còn ít.

1.2. Chia sẻ sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

* Kết quả đạt được

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, Ban chỉ đạo chuyển đổi số chủ trương thành lập các nhóm Zalo của Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã; tổ chuyển đổi số cộng đồng; đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng các nhóm để phụ trách và trực tiếp định hướng các nội dung tuyên truyền về công tác chuyển đổi số cho các nhóm; mời các thầy cô giáo trên địa bàn các thôn tham gia vào nhóm.

Tuyên truyền các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; Tài khoản định danh điện tử Vneid; Nộp thuế điện tử trên điện thoại di động eTax Mobile.

* Hạn chế tồn tại

- Công tác tuyên truyền mới sử dụng được trong nhóm Zalo, việc chia sẻ mở rộng chưa được nhiều.

2. Thể chế số 

2.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số 

* Kết quả đạt được

Thực hiện Kế hoạch hành động số 58-KH/HU ngày 25/01/2022 của Huyện ủy Hà Trung về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thương vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hà Trung; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND huyện Hà Trung về việc chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hà Trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đảng ủy xã đã xây dựng Kế hoạch hành động số 24-KH/ĐU ngày 10/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của BTV Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã Hà Hải. UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 51 /KH-UBND ngày 29/7/2022 về chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các giải pháp để tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó.

UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã, thành lập 01 tổ giúp việc cho ban chỉ đạo và 07 tổ công nghệ số cộng đồng ở 7 thôn. Ban hành Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND xã Hà Hải về việc kiện toàn BCĐ chuyển đổi số và ban hành quy chế hoạt động của BCĐ chuyển đổi số của xã; Quyết định 168/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BCĐ chuyển đổi số xã.

- Thực hiện Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 29/4/2022 của UBND huyện Hà Trung về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học và trạm y tế chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hà Trung. UBND xã Hà Hải đã chỉ đạo cho 02 trường và Trạm Y tế thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 19/9/2022 của Uỷ ban nhân dân huyện Hà Trung về việc Lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn huyện Hà Trung giai đoạn 2022-2025, UBND xã Hà Hải đã chỉ đạo cho trạm Y tế lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn xã Hà Hải giai đoạn 2022-2025.

* Hạn chế tồn tại

Việc ban hành văn bản chỉ đạo còn chậm, chưa cụ thể hóa hết nội dung.

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022 

* Kết quả đạt được

Xác định cụ thể “chuyển đổi số là một quá trình, không phải là một đích đến” BCĐ chuyển đổi số xã thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của các thành viên trong BCĐ CĐS xa, cán bộ, công chức và người dân về chuyển đổi số. Các thành viên trong BCĐ chuyển đổi số của xã tập trung giám sát công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã. Tổ chức giao ban định kỳ một quý một lần để trao đổi để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc, cũng như thúc đẩy các nội dung đã triển khai tốt. Tích cực, chủ động thay đổi nhận thức và thói quen làm việc của cán bộ, công chức xã để tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới. Xây dựng báo cáo thường xuyên, chi tiết về việc chuyển đổi số của UBND xã phục vụ báo cáo các cấp, đưa việc thực hiện chuyển đổi số của các cán bộ vào thành nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng của cán bộ hàng năm.

Thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến từng nhà, từng người dân trong xã hiểu được ý nghĩa của việc thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số xã qua các kênh giao tiếp của UBND cấp xã (hệ thống loa, trang thông tin điện tử, nhóm zalo, v.v…).

* Hạn chế tồn tại

Việc giao ban quý còn tổ chức lồng ghép với thực hiện các nhiệm vụ khác nên chất lượng chưa cao.

3. Hạ tầng số và nền tảng số

* Kết quả đạt được

Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang,  thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình. 

         Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường  truyền số liệu chuyên dùng; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống.

         100% CBCC có máy tính phục vụ công việc. 

Xã có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh, Trung ương.  

           Hệ thống Camara an ninh có 07 cái tại trụ sở UBND xã xã phục vụ giám sát an ninh, trật tự …

                    Trên địa bàn xã có 01 điểm bưu điện văn hóa xã, là điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại xã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số.

         * Hạn chế tồn tại

         - Hệ thống đài truyền thanh chưa có ứng dụng viễn thông – CNTT.

         - Các điểm nhà văn hóa thôn chưa có hệ thống Wifi công cộng.

         - Chưa có hệ thống Camera giám sát an ninh tại các điểm trọng yếu của xã

4. Dữ liệu số 

* Kết quả đạt được

Tập trung đồng bộ chuyển đổi các dữ liệu truyền thống thành những dữ liệu số, nhất là trong lĩnh vực quản lý văn bản tài liệu, các hình ảnh liên quan của chính quyền; tạo thuận lợi cho việc chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau. Thuận tiện trong quá trình quản lý, tìm hiểu và lưu trữ thông tin, giảm không gian lưu trữ, có thể lưu trữ, quản lý tài liệu vĩnh viễn, hạn chế hư hỏng, mất mát tài liệu do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, côn trùng, hỏa hoạn, ẩm mốc…

Sắp xếp tài liệu quản lý khoa học, tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Giúp chúng ta chia sẻ thông tin nhanh chóng, tăng cường khả năng bảo mật thông tin.

* Hạn chế tồn tại

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đồng bộ cơ sở dữ liệu chưa đồng nhất, ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác dữ liệu.

5. Chính quyền số 

* Kết quả đạt được

Thực hiện chuyển đổi số trên lĩnh vực chính quyền số, xã Hà Hải đạt được một số kết quả sau: 

100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

          100% Lãnh đạo, cán bộ, công chức của xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, trao đổi văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử.

100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

100% Hồ sơ TTHC tại UBND xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đạt 99% (trong đó mức độ 3: 99%; mức độ 4: 100%).

UBND xã có hệ thống khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

UBND xã triển khai sử dụng các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ y tế và Bộ thông tin truyền thông như ứng dụng N-Covi, PC-Covid…

Xã có trang thông tin điện tử, hoạt động tuân theo quy định Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đăng tải các tin bài về hoạt động của địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật.

UBND xã xây dựng Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 29/7/2022 về chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng nội dung, giai đoạn để phấn đấu thực hiện.

Tham gia hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số do Trung ương, tỉnh, huyện tổ chức cho các thành viên trong Ban chỉ đạo của xã, tổ công nghệ số của thôn. Tăng cường tuyên truyền nội dung về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu về tầm quan trọng của chuyển đổi số. 100% cán bộ công chức được tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về kỹ năng số.

* Hạn chế tồn tại

Việc thực hiện DVCTT mức độ 3, 4 còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và nhận thức của người dân.

6. Kinh tế số 

* Kết quả đạt được

         Tập trung tuyên truyền hướng dẫn đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.

         Tỷ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn xã sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến đạt 50%.

         Phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa và Công ty TNHH Lựu Sướng hoàn thành việc gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa VietGAP Bắc thơm số 7.

         Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã chưa được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

         Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã có ứng dựng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất kinh doanh chưa đạt (10%).

         Các dịch vụ buôn bán trên mạng internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo… đạt tỷ lệ 50%.

         * Hạn chế tồn tại

         Chưa tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm lợi thế đưa lê sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn  thương mại điện tử khác.

         Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao.

7. Xã hội số 

* Kết quả đạt được

         Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số đạt 50%; Trong đó tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ sổ khám bệnh điện tử đạt 78%:

         Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 60%.

         Chỉ đạo đài truyền thanh xã viết tin bài tuyên truyền truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị của thôn, sinh hoạt CLB về nội dung an toàn thông tin trên môi trường mạng. Với 05 tin bài, 13 lượt tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã.

         Trên 70% dân số trên địa bàn xã có điện thoại thông minh.

         * Hạn chế tồn tại

         - Các nội dung về chuyển đổi số đối với trường học, trạm y tế trên nền tảng số còn thấp.

         - Tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ số thấp, chậm.

         8. Kinh phí thực hiện (Có phụ lục kèm theo) 

         * Kết quả đạt được

Trong năm 2021, xã đã đầu tư xây dựng 03 cột truyền thanh cụm tại 3 thôn, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền được đảm bảo; 

* Hạn chế tồn tại.

- Ngân sách bố trí cho chuyển đổi số còn ít, nhất là hỗ trợ các thôn

Phần II 

KẾ HOẠCH NĂM 2023

 

Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng ủy xã, Kế hoạch năm 2023 của UBND xã, chỉ tiêu UBND huyện Hà Trung giao về công tác chuyển đổi số đối với xã Hà Hải. UBND xã xây dựng chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU 

1. Về chính quyền số

- 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của huyện, của tỉnh và cơ sở dữ liệu Quốc gia.

- Tối thiểu 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập (bao gồm cả thiết bị di động).

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất.

- 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

- Hệ thống đài truyền thanh xã lắp đặt và sử dụng hệ thống đài truyền thanh thông minh.

2. Về kinh tế số

- Phấn đấu kinh tế số chiếm trên 20% giá trị sản xuất trên địa bàn xã.

- Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm 9,6% trở lên.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

- Đăng ký tối thiểu một sản phẩm nông sản hoặc các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để xây dựng thương hiệu và đưa lên sàn thương mại điện tử.

- 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, làng nghề sản xuất, được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

3. Về xã hội số

- Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

- Hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

- Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên:

+ Lĩnh vực Y tế: Triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Phát triển các ứng dụng cung cấp kiến thức phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe để người dân tra cứu thông tin và thực hiện.

+ Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; Ứng dụng, phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu, giáo trình điện tử và chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, các trường học số hóa tài liệu, giáo trình; học sinh các cấp được tiếp cận Internet và kho học liệu trực tuyến; xây dựng cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) và hệ thống học trực tuyến tại các trường học.

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, kịp thời dự báo, cảnh báo thị trường; xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số; đưa các sản phẩm nông nghiệp của xã lên các trang thương mại điện tử; Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

+ Lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông: Xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh. Số hóa quy trình sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

+ Lĩnh vực an ninh, trật tự: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về an ninh, trật tự trên địa bàn xã. Hệ thống Camera giám sát ANTT.

+ Thực hiện thanh toán một số dịch vụ công thiết yếu qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, như: phí sử dụng điện, thanh toán học phí và các khoản thu khác trong các trường học, thanh toán viện phí,...

III. NHIỆM VỤ 

1. Nhận thức số 

1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số 

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số.

Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự đồng thuận cao của các cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ và tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chuyển đổi số.

Tham gia các Hội nghị do huyện, tỉnh tổ chức tập huấn về chuyển đổi số.

Tăng cường tuyên truyền chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền thanh, Trang thông tin điện tử của xã, băng zôn, khẩu hiệu…. Tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị ở xã, thôn các tổ chức đoàn thể, trên trang Zalo xã và Facebook. Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023. 

1.2. Chia sẻ sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số 

Tích cực tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan, của doanh nghiệp, của người dân ở trên địa bàn xã để nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tích cực tham gia thực hiện. 

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số” trên Zalo 

Chỉ đạo cán bộ tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia bằng cách sử dụng Zalo và thực hiện quét mã QR để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác. 

2. Thể chế số 

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy, UBND xã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn; quy định; tập trung vào xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2023 và chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trên lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Hạ tầng số 

Trang bị máy tính cho 100% CBCC; đảm bảo 100% máy tính được kết mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao, kết nối WAN; sử dụng chữ ký số; sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước. 

4. Dữ liệu số 

Phát triển dữ liệu số của cơ quan trong đó ưu tiên xây dựng, sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. 

5. Nền tảng số 

Tập trung nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho cán bộ công chức xã; phục vụ kết nối mạng LAN, WAN; Kết nối mạng truyền dự liệu chuyên dùng của xã với Huyện và cơ quan cấp trên.

6. Nhân lực số 

Bảo đảm nguồn nhân lực cho chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng,  đào tạo, nâng cao nhận thức lãnh đạo; đào tạo kỹ năng  số cho CBCC; phát triển ứng dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến. 

7. An toàn thông tin mạng 

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân. 

- 100%  số máy tính của đơn vị được cài đặt phần mềm diệt vi rút trong  năm 2023.

- Bố trí cán bộ, công chức xã phụ trách lĩnh vực an ninh  mạng.

8. Chính quyền số 

Căn cứ vào những chỉ tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện để đề ra các giải pháp, phương án thực hiện, đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó, bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn quy mô quốc gia, đồng thời bảo đảm sự kết nối giữa các hệ thống thông tin của bộ/tỉnh với các hệ thống này, bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh. 

9. Kinh tế số 

         Đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân các kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế số, từ đó nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

         Các sản phẩm, dịch vụ lợi thế của xã được quảng bá, giới thiệu trên trên mạng internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo…

         Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm lợi thế đưa lê sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác.

         Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn xã sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến. Đưa ứng dựng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất kinh doanh.

         Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

         10. Xã hội số 

         Đảy mạnh công tác thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số (y tế, giáo dục…) cho lao động trên địa bàn xã.

         Tuyên truyền, vận động độ tuổi từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn xã mở tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác.

         Chỉ đạo đài truyền thanh xã tích cực viết tin bài tuyên truyền truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị của thôn, sinh hoạt CLB về nội dung an toàn thông tin trên môi trường mạng.

         Thực hiện việc nhập hồ sơ sức khỏe điện tử người dân trên địa bàn xã đạt 100%.

         IV. GIẢI PHÁP 

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

          Chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán  triệt thường xuyên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp để nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong tình hình mới.

          Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các tổ chức xã hội trong việc giám sát, phản biện xã hội đối với công tác chuyển đổi số của địa phương. Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số, tích cực ứng dụng thành quả của cuộc Cách mạng lần thứ tư phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh, gắn với nâng cao ý thức và kỹ năng tự bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số.

2. Tổ chức triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình chuyển đổi số của cấp trên về chiến lược phát triển chính quyền số, chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền.

Phối hợp với viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn xã. Tập trung  nâng cấp mạng di động 4G; tích cực triển khai hạ tầng mạng di động 5G; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh để phục vụ quá trình chuyển đổi số.

          3. Xây dựng chính quyền số

Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển chính quyền số. Thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Nâng cấp, hoàn thiện trung tâm dữ liệu, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống phần mềm dùng chung, kho dữ liệu dùng chung. Khẩn trương số hóa dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước bảo đảm tập trung, thông suốt, đáp ứng yêu cầu điều hành của chính quyền trên môi trường số.

Rà soát, cắt giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện  TTHC trực tuyến. Xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, khai thác, sử dụng, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số.

4. Phát triển kinh tế số

Nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện của xã để đầu tư, xây dựng, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng chuyển sang hoạt động trong môi trường số. Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, có ứng dụng công nghệ số; hình thành cộng đồng doanh nghiệp số. Tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào địa bàn xã.

Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp và các mô hình kinh tế trên địa bàn xã triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến, di động phục vụ người  tiêu dùng.

5. Phát triển xã hội số

Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án chuyển đổi số trong toàn xã. Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung  cấp các dịch vụ giáo dục đại trà trực tuyến mở để phục vụ xã hội học tập. Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân.

Khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng số trong công tác quản lý xã hội tại địa phương. Lựa chọn, thí điểm phát triển xã hội số tại một đơn vị thôn, trên cơ sở đó, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng trên địa bàn.

6. Đảm bảo nguồn lực cho chuyển đổi số

Huy động, lồng  ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án có liên quan, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Trong đó, vận động, huy động hiệu quả hơn nữa nguồn lực xã hội hóa thông qua các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chuyển đổi số. 

Rà soát, củng cố, kiện toàn, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công để đáp ứng được yêu cầu tham mưu và triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: Ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số và các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch này do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.

2. Huy động các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thông qua các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển chuyển đổi số.

3. Đối với các nhiệm vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp: kinh phí triển khai là của doanh nghiệp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã

Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai thực hiện chương trình và các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã.

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, địa phương, định kỳ trước ngày 10/12 hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND xã tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Triển khai đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

- Tham mưu cho UBND xã đề xuất các nhu cầu triển khai các ứng dụng, nền tảng số phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo và phục vụ lợi ích của nhân dân trên địa bàn xã. Phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện khảo sát, cung cấp số liệu phục vụ quá trình chuyển đổi số; Phối hợp đánh giá kết quả triển khai chuyển đổi số của xã; Bố trí các nguồn lực cần thiết để tiếp tục duy trì, vận hành, phát triển mô hình xã thông minh sau khi hoàn thành chuyển đổi số.

- Huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

2. Công chức tài chính kế toán:

- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số trình Chủ tịch UBND xã xem xét, phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND xã cân đối, bố trí vốn đầu tư công phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của xã để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chính quyền số do cơ quan nhà nước thực hiện đầu tư theo quy định pháp luật.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được phân công trong Kế hoạch này.

3. Công chức văn hóa xã hội:

- Phối hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của xã.

- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số. Chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công, tôn vinh gương điển hình về chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử xã; Đài truyền thanh xã.

- Số hoá các quy trình sản xuất chương trình phát thanh. Đầu tư trang thiết bị công nghệ số tiên tiến phục vụ sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng.

- Tích cực, chủ động tuyên truyền thay đổi nhận thức, thói quen làm việc và nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức để tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới; tuyên truyền, phổ biến đến người dân trong địa phương hiểu được ý nghĩa của việc triển khai mô hình xây dựng xã chuyển đổi số.

4. Công chức văn phòng – thống kê UBND xã:

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo xã.

- Tham mưu UBND xã ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- Tham mưu cho UBND xã thực hiện phần mềm quản lý cán bộ, công chức,viên chức ... và phần mềm khen thưởng.

- Tham mưu cho UBND xã phát động phong trào thi đua chuyển đổi số trong toàn xã. Lựa chọn, trình UBND xã khen thưởng cho các điển hình tiên tiến về chuyển đổi số.

5. Trạm y tế xã:

- Kết nối và bảo đảm hoạt động hiệu quả hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán y tế qua mạng điện tử; hệ thống.

- Đưa vào ứng dụng đồng bộ có hiệu quả hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, bệnh án điện tử.

6. Công chức địa chính xây dựng

Tham mưu UBND xã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số Nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 và hàng năm; thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo phụ lục kế hoạch này.

- Rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND huyện bố trí, sắp xếp, bổ sung cán bộ chuyên trách CNTT cấp huyện, cán bộ CNTT cấp xã (kiêm nhiệm về CNTT), nêu rõ chức danh đảm nhận nhiệm vụ CNTT.

7. Công an xã

- Triển khai kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.

- Tham mưu lắp đặt, nâng cấp hệ thống camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn xã.

8. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng về nội dung kế hoạch này và các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và nhân dân.

- Phối hợp UBND xã thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến tận hội viên, đoàn viên và nhân dân.

9. Các doanh nghiệp trên địa bàn xã

- Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh qua việc tái tư duy hướng kinh doanh, tái đánh giá chuỗi giá trị, tái kết nối với khách hàng và từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp; khai thác tối đa các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số.

UBND xã Hà Hải đề nghị các cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể; doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (b/c);

- Phòng VHTT (b/c);

- TT Đảng ủy, TT.HĐND xã (b/c);

- Thành viên BCĐ chuyển đổi số xã (t/h);

- Các cơ quan, ban ngành, đơn vị cấp xã (p/h);

- Các doanh nghiệp trên địa bàn xã (t/h);

- Các trường học, trạm y tế (t/h);

- Lưu: VT, VHXH.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Phạm Văn Đông

 

kế hoạch chuyển đổi số năm 2023

Đăng lúc: 23/03/2023 10:51:20 (GMT+7)

Ngày 21/11/2022 UBND xã Hà Hải ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về chuyển đổi số trên địa bàn xã năm 2023

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HÀ HẢI

 
 

 


Số:        /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
 

 


Hà Hải, ngày 21 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

 Chuyển đổi số xã Hà Hải năm 2023. 

––––––––––––––

 

Kính gửi:

- UBND huyện Hà Trung;

- Phòng VHTT huyện.

 

          Thực hiện Công văn 3214/UBND-VHTT ngày 15/11/2022 của UBND huyện Hà Trung về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023. UBND xã xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 với những nội dung sau:

Phần I 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022 

1. Nhận thức số 

1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số 

* Kết quả đạt được

Nhận thức được tầm quan trọng của Chuyển đổi số trong phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng – an ninh; UBND xã, Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã đã tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự đồng thuận cao của các cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ và tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chuyển đổi số.

Tuyên truyền chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền thanh, Trang thông tin điện tử của xã, băng zôn, khẩu hiệu… Cụ thể: Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh được  05 tin bài, đăng trên trang thông tin điện tử là 02 bài, đăng tải quyết định thành lập ban chỉ đạo, kế hoạch chuyển đổi trên trang thông tin điện tử xã. Tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị ở xã, thôn các tổ chức đoàn thể, trên trang Zalo xã và Facebook.

* Hạn chế tồn tại

- Chưa tổ chức được các buổi tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp đến từng thôn và người dân về công tác chuyển đổi số.

- Nội dung tuyên truyền còn ít.

1.2. Chia sẻ sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

* Kết quả đạt được

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, Ban chỉ đạo chuyển đổi số chủ trương thành lập các nhóm Zalo của Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã; tổ chuyển đổi số cộng đồng; đồng chí Phó chủ tịch UBND xã làm trưởng các nhóm để phụ trách và trực tiếp định hướng các nội dung tuyên truyền về công tác chuyển đổi số cho các nhóm; mời các thầy cô giáo trên địa bàn các thôn tham gia vào nhóm.

Tuyên truyền các ứng dụng phục vụ xây dựng chính quyền số như: hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; Tài khoản định danh điện tử Vneid; Nộp thuế điện tử trên điện thoại di động eTax Mobile.

* Hạn chế tồn tại

- Công tác tuyên truyền mới sử dụng được trong nhóm Zalo, việc chia sẻ mở rộng chưa được nhiều.

2. Thể chế số 

2.1. Ban hành các văn bản chỉ đạo về chuyển đổi số 

* Kết quả đạt được

Thực hiện Kế hoạch hành động số 58-KH/HU ngày 25/01/2022 của Huyện ủy Hà Trung về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thương vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện Hà Trung; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 05/4/2022 của UBND huyện Hà Trung về việc chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hà Trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đảng ủy xã đã xây dựng Kế hoạch hành động số 24-KH/ĐU ngày 10/6/2022 về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của BTV Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã Hà Hải. UBND xã đã xây dựng Kế hoạch số 51 /KH-UBND ngày 29/7/2022 về chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các giải pháp để tổ chức thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đó.

UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số của xã, thành lập 01 tổ giúp việc cho ban chỉ đạo và 07 tổ công nghệ số cộng đồng ở 7 thôn. Ban hành Quyết định số 159/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND xã Hà Hải về việc kiện toàn BCĐ chuyển đổi số và ban hành quy chế hoạt động của BCĐ chuyển đổi số của xã; Quyết định 168/QĐ-UBND ngày 25/8/2022 phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong BCĐ chuyển đổi số xã.

- Thực hiện Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 29/4/2022 của UBND huyện Hà Trung về hỗ trợ, thúc đẩy chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học và trạm y tế chuyển đổi số trên địa bàn huyện Hà Trung. UBND xã Hà Hải đã chỉ đạo cho 02 trường và Trạm Y tế thanh toán không dùng tiền mặt.

Thực hiện kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 19/9/2022 của Uỷ ban nhân dân huyện Hà Trung về việc Lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn huyện Hà Trung giai đoạn 2022-2025, UBND xã Hà Hải đã chỉ đạo cho trạm Y tế lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn xã Hà Hải giai đoạn 2022-2025.

* Hạn chế tồn tại

Việc ban hành văn bản chỉ đạo còn chậm, chưa cụ thể hóa hết nội dung.

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022 

* Kết quả đạt được

Xác định cụ thể “chuyển đổi số là một quá trình, không phải là một đích đến” BCĐ chuyển đổi số xã thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của các thành viên trong BCĐ CĐS xa, cán bộ, công chức và người dân về chuyển đổi số. Các thành viên trong BCĐ chuyển đổi số của xã tập trung giám sát công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã. Tổ chức giao ban định kỳ một quý một lần để trao đổi để tháo gỡ, giải quyết các khó khăn vướng mắc, cũng như thúc đẩy các nội dung đã triển khai tốt. Tích cực, chủ động thay đổi nhận thức và thói quen làm việc của cán bộ, công chức xã để tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới. Xây dựng báo cáo thường xuyên, chi tiết về việc chuyển đổi số của UBND xã phục vụ báo cáo các cấp, đưa việc thực hiện chuyển đổi số của các cán bộ vào thành nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng của cán bộ hàng năm.

Thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến từng nhà, từng người dân trong xã hiểu được ý nghĩa của việc thí điểm triển khai mô hình chuyển đổi số xã qua các kênh giao tiếp của UBND cấp xã (hệ thống loa, trang thông tin điện tử, nhóm zalo, v.v…).

* Hạn chế tồn tại

Việc giao ban quý còn tổ chức lồng ghép với thực hiện các nhiệm vụ khác nên chất lượng chưa cao.

3. Hạ tầng số và nền tảng số

* Kết quả đạt được

Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang,  thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình. 

         Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường  truyền số liệu chuyên dùng; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống.

         100% CBCC có máy tính phục vụ công việc. 

Xã có hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối thông suốt từ cấp xã đến cấp huyện, tỉnh, Trung ương.  

           Hệ thống Camara an ninh có 07 cái tại trụ sở UBND xã xã phục vụ giám sát an ninh, trật tự …

                    Trên địa bàn xã có 01 điểm bưu điện văn hóa xã, là điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại xã trở thành điểm tư vấn, hỗ trợ, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số.

         * Hạn chế tồn tại

         - Hệ thống đài truyền thanh chưa có ứng dụng viễn thông – CNTT.

         - Các điểm nhà văn hóa thôn chưa có hệ thống Wifi công cộng.

         - Chưa có hệ thống Camera giám sát an ninh tại các điểm trọng yếu của xã

4. Dữ liệu số 

* Kết quả đạt được

Tập trung đồng bộ chuyển đổi các dữ liệu truyền thống thành những dữ liệu số, nhất là trong lĩnh vực quản lý văn bản tài liệu, các hình ảnh liên quan của chính quyền; tạo thuận lợi cho việc chỉnh sửa và tái sử dụng tài liệu, linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các dạng tài liệu số khác nhau. Thuận tiện trong quá trình quản lý, tìm hiểu và lưu trữ thông tin, giảm không gian lưu trữ, có thể lưu trữ, quản lý tài liệu vĩnh viễn, hạn chế hư hỏng, mất mát tài liệu do các yếu tố bên ngoài như thời tiết, côn trùng, hỏa hoạn, ẩm mốc…

Sắp xếp tài liệu quản lý khoa học, tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Giúp chúng ta chia sẻ thông tin nhanh chóng, tăng cường khả năng bảo mật thông tin.

* Hạn chế tồn tại

- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc đồng bộ cơ sở dữ liệu chưa đồng nhất, ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác dữ liệu.

5. Chính quyền số 

* Kết quả đạt được

Thực hiện chuyển đổi số trên lĩnh vực chính quyền số, xã Hà Hải đạt được một số kết quả sau: 

100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư điện tử công vụ.

          100% Lãnh đạo, cán bộ, công chức của xã chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc, trao đổi văn bản hoàn toàn trên môi trường điện tử.

100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

100% Hồ sơ TTHC tại UBND xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết trực tuyến đạt 99% (trong đó mức độ 3: 99%; mức độ 4: 100%).

UBND xã có hệ thống khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

UBND xã triển khai sử dụng các nền tảng công nghệ, ứng dụng phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ y tế và Bộ thông tin truyền thông như ứng dụng N-Covi, PC-Covid…

Xã có trang thông tin điện tử, hoạt động tuân theo quy định Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Đăng tải các tin bài về hoạt động của địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật.

UBND xã xây dựng Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 29/7/2022 về chuyển đổi số trên địa bàn xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đề ra các chỉ tiêu cụ thể cho từng nội dung, giai đoạn để phấn đấu thực hiện.

Tham gia hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số do Trung ương, tỉnh, huyện tổ chức cho các thành viên trong Ban chỉ đạo của xã, tổ công nghệ số của thôn. Tăng cường tuyên truyền nội dung về chuyển đổi số cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu về tầm quan trọng của chuyển đổi số. 100% cán bộ công chức được tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về kỹ năng số.

* Hạn chế tồn tại

Việc thực hiện DVCTT mức độ 3, 4 còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và nhận thức của người dân.

6. Kinh tế số 

* Kết quả đạt được

         Tập trung tuyên truyền hướng dẫn đến các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.

         Tỷ lệ doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn xã sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến đạt 50%.

         Phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông, lâm và thủy sản Thanh Hóa và Công ty TNHH Lựu Sướng hoàn thành việc gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa VietGAP Bắc thơm số 7.

         Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã chưa được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

         Tỷ lệ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã có ứng dựng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất kinh doanh chưa đạt (10%).

         Các dịch vụ buôn bán trên mạng internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo… đạt tỷ lệ 50%.

         * Hạn chế tồn tại

         Chưa tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm lợi thế đưa lê sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn  thương mại điện tử khác.

         Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt chưa cao.

7. Xã hội số 

* Kết quả đạt được

         Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số đạt 50%; Trong đó tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ sổ khám bệnh điện tử đạt 78%:

         Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 60%.

         Chỉ đạo đài truyền thanh xã viết tin bài tuyên truyền truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị của thôn, sinh hoạt CLB về nội dung an toàn thông tin trên môi trường mạng. Với 05 tin bài, 13 lượt tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã.

         Trên 70% dân số trên địa bàn xã có điện thoại thông minh.

         * Hạn chế tồn tại

         - Các nội dung về chuyển đổi số đối với trường học, trạm y tế trên nền tảng số còn thấp.

         - Tỷ lệ người dân tiếp cận với các dịch vụ số thấp, chậm.

         8. Kinh phí thực hiện (Có phụ lục kèm theo) 

         * Kết quả đạt được

Trong năm 2021, xã đã đầu tư xây dựng 03 cột truyền thanh cụm tại 3 thôn, phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền được đảm bảo; 

* Hạn chế tồn tại.

- Ngân sách bố trí cho chuyển đổi số còn ít, nhất là hỗ trợ các thôn

Phần II 

KẾ HOẠCH NĂM 2023

 

Căn cứ vào Nghị quyết của Đảng ủy xã, Kế hoạch năm 2023 của UBND xã, chỉ tiêu UBND huyện Hà Trung giao về công tác chuyển đổi số đối với xã Hà Hải. UBND xã xây dựng chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 như sau:

I. MỤC TIÊU 

1. Về chính quyền số

- 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu của huyện, của tỉnh và cơ sở dữ liệu Quốc gia.

- Tối thiểu 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường mạng và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính đủ điều kiện giải quyết trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh và trên các phương tiện truy cập (bao gồm cả thiết bị di động).

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất.

- 90% người dân, doanh nghiệp trở lên hài lòng với kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.

- Hệ thống đài truyền thanh xã lắp đặt và sử dụng hệ thống đài truyền thanh thông minh.

2. Về kinh tế số

- Phấn đấu kinh tế số chiếm trên 20% giá trị sản xuất trên địa bàn xã.

- Năng suất lao động tăng bình quân hàng năm 9,6% trở lên.

- Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 50% trở lên trong tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế.

- Đăng ký tối thiểu một sản phẩm nông sản hoặc các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp đặc thù của địa phương để xây dựng thương hiệu và đưa lên sàn thương mại điện tử.

- 100% doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, làng nghề sản xuất, được tiếp cận chương trình hỗ trợ chuyển đổi số; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

3. Về xã hội số

- Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

- Hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa.

- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt 50% trở lên.

- Chuyển đổi số trong các lĩnh vực ưu tiên:

+ Lĩnh vực Y tế: Triển khai nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Phát triển các ứng dụng cung cấp kiến thức phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe để người dân tra cứu thông tin và thực hiện.

+ Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; Ứng dụng, phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu, giáo trình điện tử và chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, các trường học số hóa tài liệu, giáo trình; học sinh các cấp được tiếp cận Internet và kho học liệu trực tuyến; xây dựng cổng thư viện số (giáo trình, bài giảng, học liệu số) và hệ thống học trực tuyến tại các trường học.

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất; quản lý, giám sát truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, kịp thời dự báo, cảnh báo thị trường; xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp số; đưa các sản phẩm nông nghiệp của xã lên các trang thương mại điện tử; Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng.

+ Lĩnh vực văn hoá, thông tin và truyền thông: Xây dựng hệ thống truyền thanh thông minh. Số hóa quy trình sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.

+ Lĩnh vực an ninh, trật tự: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số về an ninh, trật tự trên địa bàn xã. Hệ thống Camera giám sát ANTT.

+ Thực hiện thanh toán một số dịch vụ công thiết yếu qua hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt, như: phí sử dụng điện, thanh toán học phí và các khoản thu khác trong các trường học, thanh toán viện phí,...

III. NHIỆM VỤ 

1. Nhận thức số 

1.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số 

Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân và doanh nghiệp về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số.

Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự đồng thuận cao của các cơ quan, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ và tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện chuyển đổi số.

Tham gia các Hội nghị do huyện, tỉnh tổ chức tập huấn về chuyển đổi số.

Tăng cường tuyên truyền chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài truyền thanh, Trang thông tin điện tử của xã, băng zôn, khẩu hiệu…. Tuyên truyền lồng ghép qua các hội nghị ở xã, thôn các tổ chức đoàn thể, trên trang Zalo xã và Facebook. Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023. 

1.2. Chia sẻ sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số 

Tích cực tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan, của doanh nghiệp, của người dân ở trên địa bàn xã để nhân rộng, khuyến khích mọi người dân tích cực tham gia thực hiện. 

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số” trên Zalo 

Chỉ đạo cán bộ tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia bằng cách sử dụng Zalo và thực hiện quét mã QR để được cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác. 

2. Thể chế số 

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Nghị quyết của Đảng ủy, UBND xã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản hướng dẫn; quy định; tập trung vào xây dựng Kế hoạch thực hiện chuyển đổi số năm 2023 và chỉ đạo các ngành xây dựng kế hoạch chuyển đổi số trên lĩnh vực được phân công phụ trách.

3. Hạ tầng số 

Trang bị máy tính cho 100% CBCC; đảm bảo 100% máy tính được kết mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao, kết nối WAN; sử dụng chữ ký số; sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước. 

4. Dữ liệu số 

Phát triển dữ liệu số của cơ quan trong đó ưu tiên xây dựng, sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia. 

5. Nền tảng số 

Tập trung nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho cán bộ công chức xã; phục vụ kết nối mạng LAN, WAN; Kết nối mạng truyền dự liệu chuyên dùng của xã với Huyện và cơ quan cấp trên.

6. Nhân lực số 

Bảo đảm nguồn nhân lực cho chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng,  đào tạo, nâng cao nhận thức lãnh đạo; đào tạo kỹ năng  số cho CBCC; phát triển ứng dụng các nền tảng đào tạo trực tuyến. 

7. An toàn thông tin mạng 

- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân. 

- 100%  số máy tính của đơn vị được cài đặt phần mềm diệt vi rút trong  năm 2023.

- Bố trí cán bộ, công chức xã phụ trách lĩnh vực an ninh  mạng.

8. Chính quyền số 

Căn cứ vào những chỉ tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện để đề ra các giải pháp, phương án thực hiện, đạt được các mục tiêu đã đề ra. Trong đó, bảo đảm khai thác triệt để hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn quy mô quốc gia, đồng thời bảo đảm sự kết nối giữa các hệ thống thông tin của bộ/tỉnh với các hệ thống này, bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh. 

9. Kinh tế số 

         Đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân các kiến thức về chuyển đổi số, kinh tế số, từ đó nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

         Các sản phẩm, dịch vụ lợi thế của xã được quảng bá, giới thiệu trên trên mạng internet, mạng xã hội như Facebook, Zalo…

         Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân có sản phẩm lợi thế đưa lê sàn thương mại điện tử postmart.vn, voso.vn và các sàn thương mại điện tử khác.

         Tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn xã sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến. Đưa ứng dựng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất kinh doanh.

         Nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn xã được gắn mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số.

         10. Xã hội số 

         Đảy mạnh công tác thông tin, phổ biến, đào tạo về các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ số (y tế, giáo dục…) cho lao động trên địa bàn xã.

         Tuyên truyền, vận động độ tuổi từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn xã mở tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác.

         Chỉ đạo đài truyền thanh xã tích cực viết tin bài tuyên truyền truyền trên hệ thống truyền thanh của xã, tuyên truyền, phổ biến tại các hội nghị của thôn, sinh hoạt CLB về nội dung an toàn thông tin trên môi trường mạng.

         Thực hiện việc nhập hồ sơ sức khỏe điện tử người dân trên địa bàn xã đạt 100%.

         IV. GIẢI PHÁP 

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

          Chỉ đạo tổ chức phổ biến, quán  triệt thường xuyên chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, đảng viên, người dân và doanh nghiệp để nhận thức đúng về vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong tình hình mới.

          Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, các tổ chức xã hội trong việc giám sát, phản biện xã hội đối với công tác chuyển đổi số của địa phương. Tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số, tích cực ứng dụng thành quả của cuộc Cách mạng lần thứ tư phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh, gắn với nâng cao ý thức và kỹ năng tự bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân trên môi trường số.

2. Tổ chức triển khai hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình chuyển đổi số của cấp trên về chiến lược phát triển chính quyền số, chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Mở rộng mạng truyền số liệu chuyên dùng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền.

Phối hợp với viễn thông xây dựng, phát triển hạ tầng băng rộng chất lượng cao trên toàn xã. Tập trung  nâng cấp mạng di động 4G; tích cực triển khai hạ tầng mạng di động 5G; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh để phục vụ quá trình chuyển đổi số.

          3. Xây dựng chính quyền số

Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển chính quyền số. Thực hiện có hiệu quả chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Nâng cấp, hoàn thiện trung tâm dữ liệu, mạng truyền số liệu chuyên dùng, hệ thống phần mềm dùng chung, kho dữ liệu dùng chung. Khẩn trương số hóa dữ liệu phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước bảo đảm tập trung, thông suốt, đáp ứng yêu cầu điều hành của chính quyền trên môi trường số.

Rà soát, cắt giảm chi phí và thời gian cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện  TTHC trực tuyến. Xây dựng, tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, khai thác, sử dụng, góp phần công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số.

4. Phát triển kinh tế số

Nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện của xã để đầu tư, xây dựng, thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng chuyển sang hoạt động trong môi trường số. Tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, có ứng dụng công nghệ số; hình thành cộng đồng doanh nghiệp số. Tích cực thu hút các doanh nghiệp số đầu tư vào địa bàn xã.

Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp và các mô hình kinh tế trên địa bàn xã triển khai nền tảng thanh toán trực tuyến, di động phục vụ người  tiêu dùng.

5. Phát triển xã hội số

Thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án chuyển đổi số trong toàn xã. Thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung  cấp các dịch vụ giáo dục đại trà trực tuyến mở để phục vụ xã hội học tập. Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số cho người dân.

Khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng số trong công tác quản lý xã hội tại địa phương. Lựa chọn, thí điểm phát triển xã hội số tại một đơn vị thôn, trên cơ sở đó, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng trên địa bàn.

6. Đảm bảo nguồn lực cho chuyển đổi số

Huy động, lồng  ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án có liên quan, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn. Trong đó, vận động, huy động hiệu quả hơn nữa nguồn lực xã hội hóa thông qua các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển chuyển đổi số. 

Rà soát, củng cố, kiện toàn, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công để đáp ứng được yêu cầu tham mưu và triển khai thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này bao gồm: Ngân sách nhà nước; nguồn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Ưu tiên kinh phí từ ngân sách nhà nước để phục vụ các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng số, phát triển nền tảng số, tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và chuyển đổi kỹ năng trong môi trường số và các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch này do cơ quan nhà nước chủ trì thực hiện.

2. Huy động các nguồn đầu tư của doanh nghiệp, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác thông qua các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển chuyển đổi số.

3. Đối với các nhiệm vụ chuyển đổi số của doanh nghiệp: kinh phí triển khai là của doanh nghiệp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số xã

Chỉ đạo, đôn đốc, điều phối chung việc triển khai thực hiện chương trình và các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã.

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, địa phương, định kỳ trước ngày 10/12 hàng năm báo cáo Chủ tịch UBND xã tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Triển khai đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển giao công nghệ.

- Tham mưu cho UBND xã đề xuất các nhu cầu triển khai các ứng dụng, nền tảng số phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo và phục vụ lợi ích của nhân dân trên địa bàn xã. Phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện khảo sát, cung cấp số liệu phục vụ quá trình chuyển đổi số; Phối hợp đánh giá kết quả triển khai chuyển đổi số của xã; Bố trí các nguồn lực cần thiết để tiếp tục duy trì, vận hành, phát triển mô hình xã thông minh sau khi hoàn thành chuyển đổi số.

- Huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

2. Công chức tài chính kế toán:

- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án chuyển đổi số trình Chủ tịch UBND xã xem xét, phê duyệt.

- Tham mưu cho UBND xã cân đối, bố trí vốn đầu tư công phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của xã để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng chính quyền số do cơ quan nhà nước thực hiện đầu tư theo quy định pháp luật.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2022-2025.

- Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp được phân công trong Kế hoạch này.

3. Công chức văn hóa xã hội:

- Phối hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ số cho các cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của xã.

- Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến về chuyển đổi số. Chia sẻ, phổ biến câu chuyện thành công, tôn vinh gương điển hình về chuyển đổi số trên Trang thông tin điện tử xã; Đài truyền thanh xã.

- Số hoá các quy trình sản xuất chương trình phát thanh. Đầu tư trang thiết bị công nghệ số tiên tiến phục vụ sản xuất chương trình, truyền dẫn, phát sóng.

- Tích cực, chủ động tuyên truyền thay đổi nhận thức, thói quen làm việc và nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức để tiếp cận và ứng dụng công nghệ số trong mô hình mới; tuyên truyền, phổ biến đến người dân trong địa phương hiểu được ý nghĩa của việc triển khai mô hình xây dựng xã chuyển đổi số.

4. Công chức văn phòng – thống kê UBND xã:

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy nhanh việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; triển khai các nhiệm vụ đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ công tác báo cáo, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo xã.

- Tham mưu UBND xã ban hành Kế hoạch thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

- Tham mưu cho UBND xã thực hiện phần mềm quản lý cán bộ, công chức,viên chức ... và phần mềm khen thưởng.

- Tham mưu cho UBND xã phát động phong trào thi đua chuyển đổi số trong toàn xã. Lựa chọn, trình UBND xã khen thưởng cho các điển hình tiên tiến về chuyển đổi số.

5. Trạm y tế xã:

- Kết nối và bảo đảm hoạt động hiệu quả hệ thống thông tin quản lý khám chữa bệnh và thanh toán y tế qua mạng điện tử; hệ thống.

- Đưa vào ứng dụng đồng bộ có hiệu quả hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân, bệnh án điện tử.

6. Công chức địa chính xây dựng

Tham mưu UBND xã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số Nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 và hàng năm; thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo phụ lục kế hoạch này.

- Rà soát, tham mưu Chủ tịch UBND huyện bố trí, sắp xếp, bổ sung cán bộ chuyên trách CNTT cấp huyện, cán bộ CNTT cấp xã (kiêm nhiệm về CNTT), nêu rõ chức danh đảm nhận nhiệm vụ CNTT.

7. Công an xã

- Triển khai kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các Cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp.

- Tham mưu lắp đặt, nâng cấp hệ thống camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn xã.

8. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng về nội dung kế hoạch này và các văn bản liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động và nhân dân.

- Phối hợp UBND xã thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính quyền số, kinh tế số và xã hội số đến tận hội viên, đoàn viên và nhân dân.

9. Các doanh nghiệp trên địa bàn xã

- Xây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi số trong doanh nghiệp, chuyển đổi sang cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số, sản xuất thông minh qua việc tái tư duy hướng kinh doanh, tái đánh giá chuỗi giá trị, tái kết nối với khách hàng và từng bước thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp; khai thác tối đa các nguồn lực khác để tăng cường đầu tư cho các hoạt động chuyển đổi số.

UBND xã Hà Hải đề nghị các cơ quan, đơn vị, ban ngành đoàn thể; doanh nghiệp tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.

 

Nơi nhận:

- UBND huyện (b/c);

- Phòng VHTT (b/c);

- TT Đảng ủy, TT.HĐND xã (b/c);

- Thành viên BCĐ chuyển đổi số xã (t/h);

- Các cơ quan, ban ngành, đơn vị cấp xã (p/h);

- Các doanh nghiệp trên địa bàn xã (t/h);

- Các trường học, trạm y tế (t/h);

- Lưu: VT, VHXH.

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

Phạm Văn Đông

 

Từ khóa bài viết:
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)