Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
110553

Triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cuối vụ cho lúa chiêm xuân năm 2024

Ngày 06/05/2024 09:42:46

Ngày 04/5/2024 UBND xã, Ban chỉ đạo SXNN tổ chức thăm đồng đánh giá tình hình sâu bệnh cuối vụ trên lúa chiêm xuân năm 2024

             Thực hiện Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ tháng 5 năm 2024 của BCH Đảng ủy; Phương án sản xuất vụ chiêm xuân năm 2024 của UBND xã.

Theo diễn biến tình hình của sâu, bệnh trên đồng ruộng. Sáng ngày 04/5/2024 UBND xã, Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã Hà Hải tổ chức thăm đồng đánh giá tình hình sâu bệnh cuối vụ. Qua kiểm tra lúa vụ Chiêm xuân đã trỗ 100%; có xứ đồng đã bước sang giai đoạn chín sáp, chín sữa, có xứ đồng đã chuẩn bị thu hoạch. Tình hình sâu bệnh vụ Chiêm xuân vừa qua chủ yếu là sâu cuốn lá, gây hại tập trung nhiều trên giống lúa VT404; nhiều diện tích nhân dân phun phòng trừ không kịp thời theo khuyến cáo của UBND xã dẫn đến ảnh hưởng đến lá đòng và năng suất lúa sau này.

z5413102043928_6251e9434192e93dc543284cab44357c.jpg
(Đồng chí chủ tịch UBND xã Lê Văn Hợp chủ trì hội nghị đánh giá thăm đồng)

Hiện nay lúa vụ chiêm xuân trên địa bàn xã đã xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng phát triển ở hầu hết các xứ đồng trong đó một số xứ đồng mật độ rày cao như Gò rải, đồng điền, đường con thôn Thạch Quật 2; xứ đồng Bà Tơ thôn Nam Thôn; Xứ đồng Bến Đá Trũng, Đập Nam thôn Như Lăng; Xứ đồng tám miếng số 9 thôn Đông Yên; Xứ đồng gốc bàng, đồng cụt thôn Tùng Thi; xuất hiện chủ yếu trên giống lúa VT404, có ổ rày đã gây cháy chùm, cháy ổ tại thôn Thạch Quật 2.

z5413117146240_51ae897e957c847b6c004b2bfcabac48.jpg
z5413117119325_97395c00f5c6564324a14807a57d843f.jpg


z5413117114670_2061b6d8a874572dca370f16c11d24a5.jpg
 

Để hạn chế khả năng gây hại của rầy nâu, rầy lưng trắng bảo vệ năng suất lúa Chiêm xuân. UBND xã đề nghị BCĐ sản xuất nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, Hợp tác xã DVNN, trưởng các thôn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, cụ thể đến từng xứ đồng, từng chân ruộng để phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân xử lý kịp thời bằng các biện pháp cụ thể như sau:

z5407382995935_4d05cef5b0b102c5b7428a329ef4702f.jpg
(Đại biểu tham gia ý kiến đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bênh)

- Đối với các xứ đồng lúa mới trỗ mật độ rày từ 1000 - 2000 con/m2, dùng thuốc nội hấp, lưu dẫn như Chess 50WG, Titan 600WG, Ram 75WP, Florid 700WP ,... Nếu mật độ 2000 - 3000 con/m2 sử dụng thuốc nội hấp, lưu dẫn ở trên kết hợp với thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Cyo super 200WP, Bassa 50EC, Taron 50 EC.

- Đối với các xứ đồng lúa đã chín sáp chỉ sử dụng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi, vị độc như: Bassa 50EC, Taron 50 EC , Trebon 10EC... và bắt buộc phải rẽ lúa theo băng 0,8 - 1m để phun trừ.

- Đối với các loại thuốc tiếp xúc xông hơi phải đưa vòi phun vào thân cây lúa nơi rầy trực tiếp chích hút để hiệu quả phòng trừ đạt được cao.

- Lượng nước thuốc tối thiểu 35-40 lít/sào nếu dùng bình bơm tay, ruộng đảm bảo mực nước 3 - 5 cm. Trường hợp rầy mật độ cao cần kiểm tra và phun lại lần 2 sau 4 - 5 ngày.

- Để hạn chế lượng thuốc khi phun mà trừ rầy lại có kết quả cao, cần tìm ổ rầy mà diệt. Không nên phun thuốc tràn lan cả ruộng sẽ rất tốn kém và lãng phí (nhìn lá, ngọn lúa để nhận ra ổ rầy; Thường thì các đám lúa có ổ rầy gây hại sẽ phát triển kém, cây có triệu chứng vàng dần đến lùn lụi do bị rầy chích hút dưới gốc cây. Những chỗ lúa mật độ cấy dầy, rậm rạp um tùm sẽ có nhiều rầy lưu trú hơn các chỗ khác...).

- Đối với các xứ đồng có diện tích lúa đã chín được khoảng 80% bị nhiều rầy chích hút, tốt nhất nên chọn biện pháp gặt "chạy rầy" thay cho phun thuốc.

- Ngoài ra với bệnh khô vằn sử dụng một số thuốc như Anvil 5SC, Vida 5WP, Validan 3SL,... Bệnh đen lép hạt phun phòng khi cây lúa trỗ 3-5% bằng các loại thuốc Tilt super 300EC, Nevo 330 EC, Nativo 750WG: Bệnh đạo ôn cổ bông sử dụng các loại thuốc: Filia 525SE, Angate 75WP, Fuji one 40WP , ... lượng nước thuốc phun phải đảm bảo 25-30 lít cho một sào 500m2

Chú ý: Khi dùng thuốc cần hướng dẫn nông dân đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách).

- Yêu cầu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chủ động điều tiết nước hợp lý giai đoạn lúa cuối vụ và phòng trừ sâu bệnh; đảm bảo mực nước trong ruộng từ 3-5cm để diệt rày nâu, rày lưng trắng hiệu quả.

- Yêu cầu các đồng chí thành viên BCĐ sản xuất nông nghiệp xã, Trưởng thôn thường xuyên thăm đồng, báo cáo tình hình về Trưởng ban, Phó ban chỉ đạo SXNN 2 ngày/một lần và báo cáo đột xuất khi có tình huống xảy ra để có hướng chỉ đạo nhân dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Trên đây là nội dung hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh UBND các đề nghị BCĐ sản xuất nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, Hợp tác xã DVNN, trưởng các thôn tăng cường kiểm tra đồng ruộng để thông báo và hướng dẫn nông dân xử lý.

Người đưa tin: Trương Văn Thùy - PCT UBND xã


 

Triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cuối vụ cho lúa chiêm xuân năm 2024

Đăng lúc: 06/05/2024 09:42:46 (GMT+7)

Ngày 04/5/2024 UBND xã, Ban chỉ đạo SXNN tổ chức thăm đồng đánh giá tình hình sâu bệnh cuối vụ trên lúa chiêm xuân năm 2024

             Thực hiện Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ tháng 5 năm 2024 của BCH Đảng ủy; Phương án sản xuất vụ chiêm xuân năm 2024 của UBND xã.

Theo diễn biến tình hình của sâu, bệnh trên đồng ruộng. Sáng ngày 04/5/2024 UBND xã, Ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp xã Hà Hải tổ chức thăm đồng đánh giá tình hình sâu bệnh cuối vụ. Qua kiểm tra lúa vụ Chiêm xuân đã trỗ 100%; có xứ đồng đã bước sang giai đoạn chín sáp, chín sữa, có xứ đồng đã chuẩn bị thu hoạch. Tình hình sâu bệnh vụ Chiêm xuân vừa qua chủ yếu là sâu cuốn lá, gây hại tập trung nhiều trên giống lúa VT404; nhiều diện tích nhân dân phun phòng trừ không kịp thời theo khuyến cáo của UBND xã dẫn đến ảnh hưởng đến lá đòng và năng suất lúa sau này.

z5413102043928_6251e9434192e93dc543284cab44357c.jpg
(Đồng chí chủ tịch UBND xã Lê Văn Hợp chủ trì hội nghị đánh giá thăm đồng)

Hiện nay lúa vụ chiêm xuân trên địa bàn xã đã xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng phát triển ở hầu hết các xứ đồng trong đó một số xứ đồng mật độ rày cao như Gò rải, đồng điền, đường con thôn Thạch Quật 2; xứ đồng Bà Tơ thôn Nam Thôn; Xứ đồng Bến Đá Trũng, Đập Nam thôn Như Lăng; Xứ đồng tám miếng số 9 thôn Đông Yên; Xứ đồng gốc bàng, đồng cụt thôn Tùng Thi; xuất hiện chủ yếu trên giống lúa VT404, có ổ rày đã gây cháy chùm, cháy ổ tại thôn Thạch Quật 2.

z5413117146240_51ae897e957c847b6c004b2bfcabac48.jpg
z5413117119325_97395c00f5c6564324a14807a57d843f.jpg


z5413117114670_2061b6d8a874572dca370f16c11d24a5.jpg
 

Để hạn chế khả năng gây hại của rầy nâu, rầy lưng trắng bảo vệ năng suất lúa Chiêm xuân. UBND xã đề nghị BCĐ sản xuất nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, Hợp tác xã DVNN, trưởng các thôn tăng cường kiểm tra đồng ruộng, cụ thể đến từng xứ đồng, từng chân ruộng để phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân xử lý kịp thời bằng các biện pháp cụ thể như sau:

z5407382995935_4d05cef5b0b102c5b7428a329ef4702f.jpg
(Đại biểu tham gia ý kiến đề xuất biện pháp phòng trừ sâu bênh)

- Đối với các xứ đồng lúa mới trỗ mật độ rày từ 1000 - 2000 con/m2, dùng thuốc nội hấp, lưu dẫn như Chess 50WG, Titan 600WG, Ram 75WP, Florid 700WP ,... Nếu mật độ 2000 - 3000 con/m2 sử dụng thuốc nội hấp, lưu dẫn ở trên kết hợp với thuốc tiếp xúc, xông hơi như: Cyo super 200WP, Bassa 50EC, Taron 50 EC.

- Đối với các xứ đồng lúa đã chín sáp chỉ sử dụng các loại thuốc tiếp xúc, xông hơi, vị độc như: Bassa 50EC, Taron 50 EC , Trebon 10EC... và bắt buộc phải rẽ lúa theo băng 0,8 - 1m để phun trừ.

- Đối với các loại thuốc tiếp xúc xông hơi phải đưa vòi phun vào thân cây lúa nơi rầy trực tiếp chích hút để hiệu quả phòng trừ đạt được cao.

- Lượng nước thuốc tối thiểu 35-40 lít/sào nếu dùng bình bơm tay, ruộng đảm bảo mực nước 3 - 5 cm. Trường hợp rầy mật độ cao cần kiểm tra và phun lại lần 2 sau 4 - 5 ngày.

- Để hạn chế lượng thuốc khi phun mà trừ rầy lại có kết quả cao, cần tìm ổ rầy mà diệt. Không nên phun thuốc tràn lan cả ruộng sẽ rất tốn kém và lãng phí (nhìn lá, ngọn lúa để nhận ra ổ rầy; Thường thì các đám lúa có ổ rầy gây hại sẽ phát triển kém, cây có triệu chứng vàng dần đến lùn lụi do bị rầy chích hút dưới gốc cây. Những chỗ lúa mật độ cấy dầy, rậm rạp um tùm sẽ có nhiều rầy lưu trú hơn các chỗ khác...).

- Đối với các xứ đồng có diện tích lúa đã chín được khoảng 80% bị nhiều rầy chích hút, tốt nhất nên chọn biện pháp gặt "chạy rầy" thay cho phun thuốc.

- Ngoài ra với bệnh khô vằn sử dụng một số thuốc như Anvil 5SC, Vida 5WP, Validan 3SL,... Bệnh đen lép hạt phun phòng khi cây lúa trỗ 3-5% bằng các loại thuốc Tilt super 300EC, Nevo 330 EC, Nativo 750WG: Bệnh đạo ôn cổ bông sử dụng các loại thuốc: Filia 525SE, Angate 75WP, Fuji one 40WP , ... lượng nước thuốc phun phải đảm bảo 25-30 lít cho một sào 500m2

Chú ý: Khi dùng thuốc cần hướng dẫn nông dân đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng nồng độ, đúng lúc, đúng cách).

- Yêu cầu Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp chủ động điều tiết nước hợp lý giai đoạn lúa cuối vụ và phòng trừ sâu bệnh; đảm bảo mực nước trong ruộng từ 3-5cm để diệt rày nâu, rày lưng trắng hiệu quả.

- Yêu cầu các đồng chí thành viên BCĐ sản xuất nông nghiệp xã, Trưởng thôn thường xuyên thăm đồng, báo cáo tình hình về Trưởng ban, Phó ban chỉ đạo SXNN 2 ngày/một lần và báo cáo đột xuất khi có tình huống xảy ra để có hướng chỉ đạo nhân dân phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

Trên đây là nội dung hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh UBND các đề nghị BCĐ sản xuất nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, Hợp tác xã DVNN, trưởng các thôn tăng cường kiểm tra đồng ruộng để thông báo và hướng dẫn nông dân xử lý.

Người đưa tin: Trương Văn Thùy - PCT UBND xã


 

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)