Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
110553

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 58 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2030,TẦM NHÌN 2045

Ngày 09/10/2020 23:45:00

Thực hiện chương trình công tác Đảng năm 2020. Ban chấp hành Đảng bộ xã Hà Hải tổ chức cho đảng viên trong toàn đảng bộ học tập nghị quyết số 58 của bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh hoá đến năm 2030, tầm nhìn 2045

 Sáng ngày 9/10/2020 tại hội trường công sở xã  Hà Hải. Ban chấp hành đảng bộ tổ chức cho đảng viên học tập nghị quyết số 58 của bộ chính trị. tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Tuyên bí thư cùng các  đồng chí trong ban chấp hành Đảng bộ, cán bộ đảng viên trong toàn đảng bộ

tuyên khai mạc 58.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Tuyên bí thư Đảng bộ khai mạc hội nghị

huệ triển khai 32.jpg
Đồng chí Lê Thị Huệ phó bí thư triển khai nghị quyết

A. 6 lý do để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58 “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Thứ nhất, Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh có 3 vùng địa lý; có quy mô lớn về diện tích (thứ 5 cả nước); là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Thứ hai, Thanh Hóa là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với tên gọi có từ hơn 990 năm qua; dân số đông thứ 3 cả nước; nhiều di sản văn hoá, lịch sử đặc sắc; có nhiều đóng góp to lớn trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, là “Kho người, kho của” trong kháng chiến.

Thứ ba, Thanh Hóa là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh; là nơi kết nối đồng bằng Sông Hồng với Tây Bắc, Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa có đầy đủ 5 loại hình giao thông; nằm trên tuyến đường huyết mạch Bắc-Nam.

Thứ tư, trong 10 năm qua (Giai đoạn 2010-2020), Thanh Hóa có nhiều đột phá phát triển: Đặc biệt là đột phá về tăng trưởng, đột phá về thu ngân sách; đột phá về thu hút vốn đầu tư; quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm đầu cả nước. Thanh Hóa có cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng đã được xây dựng trong thời kỳ vừa qua như, Khu Kinh tế Nghi Sơn; Cảng nước sâu; Cảng hàng không Thọ Xuân…Thanh Hóa đang cần một tầm nhìn mới cho phát triển.

Thứ năm, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58 sẽ giúp Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới, với tác động cộng hưởng, lôi kéo, thúc đẩy kinh tế vùng; cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển, giảm áp lực cho thủ đô về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, giảm áp lực cho ngân sách Trung ương; trở thành hình mẫu về phát triển hài hòa, nhanh, bền vững.

Thứ sáu, việc ban hành Nghị quyết 58 là hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm Thanh Hóa: “Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, thì nhất định được, vì người đông, đất rộng, của cải nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển, sắp đặt.

B. Về ý nghĩa của Nghị quyết 58 đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá:

 Nghị quyết 58 ra đời là sự ghi nhận của Trung ương đối với những thành quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, tầm quan trọng của Thanh Hóa. Đồng thời, tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng và nhận thức, mở đường cho giải pháp mới, đột phá, tháo gỡ khó khăn hiện có để thu hút thêm các nguồn lực, tạo động lực và không gian phát triển mới. Nghị quyết 58 được ban hành trong bối cảnh tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh xác định rõ ràng những nhiệm vụ mới, trọng trách mới trong nhiệm kỳ tiếp theo.

C.  Trong 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Thanh Hoá phải thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược gồm:

           Đột phá về thể chế thể hiện ở năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính công, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy biên chế. Hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các cực tăng trưởng của tỉnh, kết nối với các tỉnh khác ngoài vùng, xây dựng trung tâm Logistic hạng 1 và cảng hàng không đạt chuẩn quốc tế và đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, tập trung vào xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

          Cụ thể, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo xây dựng và tổ chức có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch đô thị, phát triển có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải biển logistic và du lịch; nghiên cứu, đề xuất Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, Trung ương xem xét, bố trí ngân sách song song với việc kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, khu kinh tế, tạo nền tảng đạt mục tiêu đô thị hóa trên 50% vào năm 2045 và tạo động lực phát triển kinh tế, phấn đấu GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 11% trở lên, giai đoạn 2026 – 2045 là 9,2% trở lên 

          Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Thanh Hóa cũng chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng miền; phát triển nhanh các dịch vụ y tế và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh đó, huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án hỗ trợ giảm nghèo, phát triển văn hóa theo hướng đa dạng, tôn trọng bản sắc vùng miền; bảo vệ môi trường và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh – quốc phòng cả trong tỉnh lẫn khu vực biên giới tiếp giáp, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh trật tự.

 

Người đăng tin:   Phạm Văn Đông

HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT SỐ 58 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2030,TẦM NHÌN 2045

Đăng lúc: 09/10/2020 23:45:00 (GMT+7)

Thực hiện chương trình công tác Đảng năm 2020. Ban chấp hành Đảng bộ xã Hà Hải tổ chức cho đảng viên trong toàn đảng bộ học tập nghị quyết số 58 của bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh hoá đến năm 2030, tầm nhìn 2045

 Sáng ngày 9/10/2020 tại hội trường công sở xã  Hà Hải. Ban chấp hành đảng bộ tổ chức cho đảng viên học tập nghị quyết số 58 của bộ chính trị. tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Tuyên bí thư cùng các  đồng chí trong ban chấp hành Đảng bộ, cán bộ đảng viên trong toàn đảng bộ

tuyên khai mạc 58.jpg
Đồng chí Nguyễn Văn Tuyên bí thư Đảng bộ khai mạc hội nghị

huệ triển khai 32.jpg
Đồng chí Lê Thị Huệ phó bí thư triển khai nghị quyết

A. 6 lý do để Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 58 “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”

Thứ nhất, Thanh Hóa là một trong số ít các tỉnh có 3 vùng địa lý; có quy mô lớn về diện tích (thứ 5 cả nước); là tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Thứ hai, Thanh Hóa là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với tên gọi có từ hơn 990 năm qua; dân số đông thứ 3 cả nước; nhiều di sản văn hoá, lịch sử đặc sắc; có nhiều đóng góp to lớn trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, là “Kho người, kho của” trong kháng chiến.

Thứ ba, Thanh Hóa là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh; là nơi kết nối đồng bằng Sông Hồng với Tây Bắc, Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa có đầy đủ 5 loại hình giao thông; nằm trên tuyến đường huyết mạch Bắc-Nam.

Thứ tư, trong 10 năm qua (Giai đoạn 2010-2020), Thanh Hóa có nhiều đột phá phát triển: Đặc biệt là đột phá về tăng trưởng, đột phá về thu ngân sách; đột phá về thu hút vốn đầu tư; quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm đầu cả nước. Thanh Hóa có cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng đã được xây dựng trong thời kỳ vừa qua như, Khu Kinh tế Nghi Sơn; Cảng nước sâu; Cảng hàng không Thọ Xuân…Thanh Hóa đang cần một tầm nhìn mới cho phát triển.

Thứ năm, việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 58 sẽ giúp Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới, với tác động cộng hưởng, lôi kéo, thúc đẩy kinh tế vùng; cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển, giảm áp lực cho thủ đô về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, giảm áp lực cho ngân sách Trung ương; trở thành hình mẫu về phát triển hài hòa, nhanh, bền vững.

Thứ sáu, việc ban hành Nghị quyết 58 là hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm Thanh Hóa: “Tỉnh Thanh Hoá theo tôi, muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu, thì nhất định được, vì người đông, đất rộng, của cải nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển, sắp đặt.

B. Về ý nghĩa của Nghị quyết 58 đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá:

 Nghị quyết 58 ra đời là sự ghi nhận của Trung ương đối với những thành quả mà tỉnh Thanh Hóa đã đạt được, khẳng định quan điểm của Đảng về vai trò, tầm quan trọng của Thanh Hóa. Đồng thời, tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng và nhận thức, mở đường cho giải pháp mới, đột phá, tháo gỡ khó khăn hiện có để thu hút thêm các nguồn lực, tạo động lực và không gian phát triển mới. Nghị quyết 58 được ban hành trong bối cảnh tỉnh Thanh Hóa đang gấp rút chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để đội ngũ cán bộ chủ chốt tỉnh Thanh xác định rõ ràng những nhiệm vụ mới, trọng trách mới trong nhiệm kỳ tiếp theo.

C.  Trong 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, Thanh Hoá phải thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược gồm:

           Đột phá về thể chế thể hiện ở năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải cách hành chính công, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; các cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính, phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy biên chế. Hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đột phá về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các cực tăng trưởng của tỉnh, kết nối với các tỉnh khác ngoài vùng, xây dựng trung tâm Logistic hạng 1 và cảng hàng không đạt chuẩn quốc tế và đột phá về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong đó, tập trung vào xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền.

          Cụ thể, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo xây dựng và tổ chức có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch đô thị, phát triển có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải biển logistic và du lịch; nghiên cứu, đề xuất Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ, ngành, Trung ương xem xét, bố trí ngân sách song song với việc kêu gọi các nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng đô thị, khu kinh tế, tạo nền tảng đạt mục tiêu đô thị hóa trên 50% vào năm 2045 và tạo động lực phát triển kinh tế, phấn đấu GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt 11% trở lên, giai đoạn 2026 – 2045 là 9,2% trở lên 

          Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Thanh Hóa cũng chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng miền; phát triển nhanh các dịch vụ y tế và nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh đó, huy động sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án hỗ trợ giảm nghèo, phát triển văn hóa theo hướng đa dạng, tôn trọng bản sắc vùng miền; bảo vệ môi trường và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh – quốc phòng cả trong tỉnh lẫn khu vực biên giới tiếp giáp, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh trật tự.

 

Người đăng tin:   Phạm Văn Đông